Bộ lưu điện santak online C2Ke
Hướng dẫn sử dụng bộ lưu điện santak online c2ke (1.6kw)
Bộ lưu điện santak online c2ke (loại kinh tế) sử dụng công nghệ online double conversation tương tự như ups santak online c2k (loại thường). Các bạn có thể tham khảo cách sử dụng bộ lưu điện santak online c2k.
Một số điểm khác nhau giữa bộ lưu điện santak online c2ke (loại thường) và loại c2k (kinh tế) như sau
- Ups santak loại kinh tế (c2ke) sử dụng 6 bình ắc quy thay vì 8 bình ắc quy như loại thường
- Loại thường có hệ số công suất 0.7 so với 0.8 của loại kinh tế
- Thời gian lưu điện của ups loại thường dài hơn so với loại kinh tế nếu so sánh cùng loại tải ( do ắc quy bên trong của loại thường nhiều hơn loại kinh tế)
- Theo kinh nghiệm của chúng tôi, chất lượng bo mạch của loại thường cũng chất lượng hơn loại kinh tế, nếu sử dụng trong điều kiện môi trường có hơi ẩm, hoặc bụi bặm nhiều thì khả năng hư hỏng của loại kinh tế sẽ cao hơn
Cách tắt mở và xem mã lỗi bộ lưu điện santak online c2ke
Đối với cách mở ups: Bấm nút on bên trên panel và giữ 3 giây nghe tiếng bíp kéo dài kèm theo led quét thì lúc đó bỏ tay ra, như vậy ups đã hoạt động.
Đối với cách tắt ups: Bấm nút off bên trên panel và giữ 3 giây nghe tiếng bíp + tiếng rơ le đá cái tạch, lúc đó bỏ tay ra, như vậy ups đã tắt.
Đôi khi sử dụng ups một thời gian thì xảy ra sự cố hư hỏng, có những sự cố người sử dụng có thể khắc phục được, có những sự cố phải can thiệp vào bo mạch hoặc ắc quy bên trong. Với mỗi phần bên trong ups bị lỗi sẽ tương ứng với mã lỗi hiển thị lên led ở panel. Chúng tôi xin đưa ra những mã lỗi kèm theo hướng giải quyết dưới đây.
Có tất cả 6 led xếp theo hàng ngang, đánh số theo thứ tự từ 1 đến 6. Led đỏ đầu tiên bên trái (led số 1) sáng kèm theo còi kêu liên tục đó là led báo lỗi một phần hoặc nhiều phần của bo mạch bên trong.
- Led 1,2,6 sáng: Báo lỗi quạt do quạt bị kẹt hoặc bo mạch điều khiển tốc độ quạt bị lỗi –> Nên kiểm tra quạt có bị kẹt hay không, nếu quạt không quay hoặc không bị kẹt thì nên kiểm tra bo mạch bên trong điều khiển tốc độ
- Led 1,3 sáng: Lỗi bo sạc bên trong, có thể bo sạc bị lỗi hoặc do điện áp sạc bị yếu –> vệ sinh bo mạch và kiểm tra bo mạch sạc, đo đạc mạch sạc có đủ điện áp (110vdc) cho ắc quy hay không
- Led 1,4 sáng: Lỗi do mạch Converter –> kiểm tra khối nâng áp DC
- Led 1,5 sáng: Lỗi do mạch Inverter –> kiểm tra khối chuyển đổi điện áp DC thành AC
- Led 1,6 sáng: Lỗi do quá nhiệt –> Kiểm tra cảm biến nhiệt bên trên tấm tản nhiệt, và các điện trở xung quanh
Đa số các loại lỗi thường xuất hiện kèm với mã lỗi bên trên, đối với ắc quy bên trong bị giảm dung lượng thì thông thường không kèm mã lỗi, nhưng chúng ta có thể biết được bằng cách kiểm tra thời gian lưu điện sau khi điện lưới bị cúp hoặc cho ups chạy ở chế độ ắc quy
Mọi thắc mắc liên quan đến sử dụng hoặc cách vận hành, sử dụng ups các bạn liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số Hotline 0906.394.871






