Khi chọn mua một bộ lưu điện (UPS) nên quan tâm tới các yếu tố như: thời gian lưu điện, giá thành, công suất, nhà sản xuất, số lượng đầu ra, khả năng quản lý… Tuy vậy khi chọn lựa UPS ngoài các yếu tố trên còn chú trọng việc chọn cấu trúc UPS nữa mà không phải khách hàng nào cũng biết.
Cấu trúc của UPS (Thiết kế bên trong của UPS) sẽ bị ảnh hưởng khi UPS hoạt động trong các môi trường khác nhau. Chọn lựa đúng cấu trúc UPS cho những môi trường hoạt động khác nhau sẽ làm tăng khả năng và hiệu suất UPS.
Dưới đây là hai cấu trúc UPS mà chúng ta thường quan tâm nhất đó là: Line-Interactive và Online – Cùng xem những ưu điểm và nhược điểm của chúng.
Đối với dải công suất lớn hơn 5kVA, UPS line-Interactive sẽ khó khả thi vì có giá thành cao hơn và kích thước lớn hơn. Với công suất nhỏ hơn 750VA Online UPS double conversion ít khi được chú trọng bởi vì giá thành cao mà ứng dụng lại không rộng rãi và không có điểm gì khác biệt nhiều so với tải sử dụng.
Như vậy việc so sánh lựa chọn giữa 2 cấu trúc Line-interative và Online sẽ tập trung chủ yếu ở dải công suất 750VA tới 5kVA..Đây là nơi mà các chức năng và lợi thế kinh tế của một cấu trúc liên kết không rõ ràng với cấu trúc khác và phụ thuộc vào việc lắp đặt cụ thể.Trong khi dòng Line-Interative đã trở thành cấu trúc được sản xuất phổ biến nhất và triển khai trong phạm vi công suất này.
Hiểu yêu cầu ứng dụng của bạn
Trước khi cần tìm hiểu và mua Bộ lưu điện UPS, nên tìm hiểu xem kiến trúc của nó là như thế nào, điều quan trọng là phải hiểu các yêu cầu của thiết bị cần được bảo vệ và môi trường trong đó các UPS sẽ được lắp đặt. Hiểu rõ hơn về UPS để khi chúng ta mua về có thể sử dụng với những mục đích khác nhau mà vẫn bảo tồn được giá trị của nó
IT Equipment and AC power: The Switch-Mode Power Supply (SMPS)
Các thiết bị thông thường được cung cấp bởi nguồn điện lưới xoay chiều có tần số 50Hz hoặc 60Hz. Khi vào các thiết bị IT, nó được chuyển đổi thành 1 chiều nhờ bộ chỉnh lưu và san phẳng bằng tụ lọc. Sau đó nhờ bộ nguồn chuyển mạch (The Switch-Mode Power Supply (SMPS)) sẽ biến đổi điện áp DC cao thành điện áp DC thấp nhờ băm xung tần số cao để cung cấp các linh kiện điện tử. Bộ nguồn chuyển mạch (SMPS) cũng đồng thời có chức năng là bộ nguồn cách ly để bảo vệ các linh kiện bên trong.
Bộ nguồn chuyển mạch cũng đồng thời đảm bảo nguồn đầu ra DC ổn định cho các linh kiện dù đầu vào AC có biến đổi hoặc vượt qua tình trạng không bình thường của nguồn AC trong 1 thời gian ngắn.
Theo nghiên cứu, khi nguồn AC mất, bộ nguồn SMPS vẫn đảm bảo cung cấp nguồn DC khoảng 18 mili giây bởi năng lượng tích trữ trong tụ lọc của bộ nguồn chuyển mạch SMPS.
Tiêu chuẩn quốc tế cho UPS tương thích với các thiết bị có nguồn chuyển mạch SMPS
Hình dưới đây mô tả tiêu chuẩn IEC62040-3 định nghĩa giới hạn biên độ điện áp và thời gian nhiễu cho phép của đầu ra UPS chấp nhận được với nguồn SMPS.
Ta thấy vùng “Comfort Zone”, điện áp liên tục với mức độ biến đổi biên độ -20% tới +10% là chấp nhận được
Nhìn vào hình vẽ ta thấy, yêu cầu tương thích với điện áp đầu ra của UPS là 230VAC thì:
– Trong 1ms, điện áp đầu ra UPS có thể lên tới 460VAC
– Trong 10ms, điện áp đầu ra UPS có thể là 0VDC
– Trong khoảng lớn hơn 100ms, điện áp đầu ra của UPS có thể là 230VAC+10% và 230VAC – 20%
Line-Interactive UPS.
Điểm mạnh của cấu trúc Line-Interactive
– Tiêu thụ điện ít hơn (chi phí vận hành thấp hơn) – Hiệu suất cao hơn do khi ở chế độ AC, sự biến đổi được thực hiện ít hơn (chỉ sạc cho ăcquy và ngừng khi ăcquy đã đầy)
– Về lý thuyết thì độ tin cậy cao hơn do ít linh kiện hơn và hoạt động tạo ra nhiệt thấp hơn
– Tạo ra ít nhiệt hơn bởi UPS
Điểm cần lưu ý với cấu trúc Line-Interactive
Ở các nước đang phát triển, điện áp lưới không ổn định lắm, biến đổi thường xuyên, nhiều nhiễu nên Line Interactive UPS có thể chuyển sang chế độ Inverter thường xuyên bởi vì UPS phải đảm bảo dải điện áp đầu ra nên khi nguồn lưới không ổn định, UPS sẽ chuyển sang chế độ Inverter, sử dụng điện biến đổi từ ăcquy do đó ăcquy được sử dụng thường xuyên hơn nên dẫn đến có thể cần phải thay thế, bảo trì ăcquy thường xuyên hơn.
Online UPS
Các vấn đề cần xem xét:
Cấu trúc online do sử dụng nhiều tầng biến đổi hơn, do đó:
– Nhiều linh kiện, thành phần hơn
– Chi phí vận hành và giá thành cao hơn
– Nhiệt tạo ra nhiều hơn do nhiều linh kiện hoạt động hơn
– Về mặt lý thuyết thì độ tin cậy nhỏ hơn do sử dụng nhiều linh kiện hơn (Tuy nhiên về mặt thực tế, độ tin cậy còn xác định bằng nhiều yếu tố khác dưới đây)
– Năng lượng tiêu thụ cao hơn so với Line-Interactive. Với Double Conversion Online UPS hoạt động liên tục thì hiệu suất sẽ vào khoảng 85%-92% tùy thiết kế và sản xuất trong khi Line-Interative UPS là 96-98%. Ví dụ với hiệu suất 90%, 1000W tiêu thụ thì có 100W là sử dụng bởi UPS Online dẫn đến chi phí trả tiền điện cao hơn, các chi phí về các phần khác như làm mát cũng cao hơn so với Line-Interative UPS.
Ưu điểm của Online UPS:
– Sử dụng điện biến đổi từ ăcquy ít hơn khi nguồn lưới không ổn định (do bên trong bộ chỉnh lưu có cả tụ lọc nguồn DC do đó khi điện áp vào không ổn định 1 chút hoặc nhiễu thì điện áp tích trữ trong tụ sẽ phóng nên nếu lưới bị mất ổn định trong thời gian rất ngắn thì UPS không chuyển sang chế độ ăcquy do điện áp/ năng lượng trên tụ vẫn đảm bảo)
– Có bộ Điều chỉnh hệ số công suất (PFC – power factor correction) cho dù bất cứ loại tải nào
– Nhỏ gọn và nhẹ hơn (đặc biệt với công suất lớn)
– Có thể biến đổi tần số đầu ra (50Hz thành 60Hz và ngược lại)